Nông nghiệp hữu cơ là phương pháp canh tác không sử dụng phân bón hóa chất độc hại. Tuy nhiên, việc canh tác hữu cơ vẫn cần cấp dinh dưỡng cho đất, cho cây để đảm bảo sản lượng và chất lượng sản phẩm. Dưới đây là một số cách giảm chi phí phân bón trong nông nghiệp hữu cơ:
Sử dụng nguồn tài nguyên sẵn có, giá rẻ
Sử dụng phân bón tự nhiên: Nhiều loại phân bón tự nhiên như phân chuồng, phân hữu cơ, tro cây, rơm rạ, vỏ trấu, vỏ dừa, bã mía, bùn đầm lầy... có thể được sử dụng để thay thế phân bón hóa học. Chúng có thể được tìm thấy ở các vườn trang trại và có thể được sử dụng để tăng cường chất dinh dưỡng trong đất.
a. Rơm và các bã, xác thực vật
Nguồn rơm của nông nghiệp Việt Nam rất lớn, tuy nhiên nhiều nơi lại sử dụng phương pháp đốt để lấy tro. Cách làm này hiệu quả rất thấp và làm ô nhiễm môi trường. Các thử nghiệm trên cây ăn quả, hoa, rau...cho thấy, việc phủ rơm lên các luống có những công dụng rất rõ ràng. Đó là: giữ ẩm tạo không gian cho hệ sinh thái vi sinh phát triển, chống cỏ dại, hỗ trợ nảy mầm an toàn và đặc biệt là giảm công cày xới.
Phương pháp hiệu quả nhất đó là kết hợp thêm lợi khuẩn và nấm xanh phun tưới vào rơm. Điều này giúp cho môi trường đất trở nên an toàn, đồng thời tạo ra những môi trường thiên địch cho các côn trùng bất lợi cho cây trồng. Ngoài rơm, có thể sử dụng xác thực vật như thân ngô, bã mía, thậm chỉ là thân cỏ dại đã cắt và ủ với lợi khuẩn.
b. Bèo tây (bèo lục bình) và các cây họ bèo
Việc phủ béo lên luống trồng rau, hoa hoặc gốc. cây ăn quả có tác dụng rõ rệt hỗ trợ cho cây trồng. Đặc biệt là khả năng giữ ẩm và hỗ trợ phát triển hệ rễ. Phương pháp phủ bèo kết hợp với phun lợi khuẩn là giải pháp chi phí thấp và có tính bền vững. Bản thân bèo khi phân hủy với sự hỗ trợ của lợi khuẩn còn tạo ra nguồn dinh dưỡng rất tốt cho cây trồng và là môi trường sinh trưởng của các loại giun đất. Một trong những cách làm đơn giản là tạo hệ thống mương nước gần nhất có thể với khu canh tác và thả bèo, sau đó khai thác thường xuyên với nguồn bèo tái tạo.
c. Cây sả
Nhiều nông dân cho rằng, trồng sở sẽ kiệt chất đất" và ảnh hưởng đến cây trồng. Nhưng thực tế không phải vậy, nếu việc trồng sả chủ động ven các luống rau, hoa hoặc quanh vườn cây ăn quả. Bởi việc thu lá sả thường xuyên để che phủ đất tiết kiệm rất nhiều chi phí nhân công và còn có tác dụng xua đuổi bướm bằng tinh dầu từ lá sá. Tương tự như cây sả, là các họ cỏ thu lá dài ngày, trong đó có thể kể đến cỏ vetiver.
d. Ốc bươu vàng – từ đại dịch đến nguồn phân bón cao đạm
Thí nghiệm tại Hợp tác xã Hải Toàn, Hải Hậu trong năm 2018 đã cho thấy, ốc bươu vàng là một nguồn phân bón vô cùng hữu hiệu và chi phí thấp.
Cách làm rất đơn giản, đó là gom ốc bươu vàng cho vào trong tải, buộc chặt miệng túi và ngâm trong mương có chứa lợi khuẩn EM. Lợi khuẩn sẽ phân hủy xác ốc bươu vàng, được hòa loãng với nước, cung cấp một lượng đạm rất lớn cho đất và cây trồng.
Tuy nhiên, cách làm này chỉ nên áp dụng có kiểm soát kết hợp với việc thu gom và diệt ốc bươu vàng khi chúng trở thành đại dịch.
e. Thân chuối – nguồn Kali thực vật dồi dào
Trong khi các loại phân bón hỗ trợ ra hoa, kết quả từ nguồn hữu cơ khá đắt đỏ, thì việc sản xuất phân bón kali hữu cơ từ thân cây chuối lại rất dễ dàng.
Cách làm chỉ đơn giản là phay nhỏ thân chuối và ngâm mục với lợi khuẩn và nước. Hoặc đắp bã thân chuối lên luống đất trồng rau, hoa hay gốc cây ăn quả. Do đó, việc kết hợp giữa việc trồng chuối làm hàng rào, thu cả quả và thân là cách làm khá dễ dàng, chi phí thấp và bền vững.
f. Cây chùm ngây và phân bón đa vi lượng
Hầu hết người Việt Nam chỉ biết công dụng của cây chùm ngây ở góc độ dinh dưỡng do có rất nhiều vitamin, khoảng chất trong lá, thân, rễ.
Tuy nhiên, cây chùm ngây còn là nguồn phân bón lá cao cấp, chi phí thấp, đã được ứng dụng rất rộng rãi ở các nước châu Phi.
Với việc ngâm hoặc chiết, ép lá, thân cây chùm ngày, mỗi kg là cây tươi sẽ thu được khoảng 35 lit phân bón cao cấp khi hòa với nước, phun hấp thụ qua lá. Kết quả thu được từ các báo cáo khoa học của nhóm tác giả cho thấy, sản lượng của cây trồng ứng dụng phương pháp này có thể tăng hơn 20 đến 35%,
Việc trồng cây chùm ngây xung quanh khu vực trồng trọt rất đơn giản, thu hoạch được lâu dài, không mất công chăm sóc, tuy nhiên, cần nằm được kỹ thuật khống chế tán để năng suất thu lá chùm ngây được cao hơn.
g. Giun quế
Hiệu quả của phân bón từ mùn giun và dịch chiết từ giun đã được ghi nhận rộng rãi. Tuy nhiên việc nuôi giun để thu giun sinh khối, mùn giun không phải thuận lợi trong mọi điều kiện, đặc biệt là những nơi không sản nguồn thức ăn dồi dào.
Tuy nhiên việc nuôi giun ở quy mô nhỏ để giun sinh sản và cấy ra đất lại chưa được biết đến.
Trong đất có nhiều giun sinh trưởng, đất sẽ thoáng khí, tạo điều kiện cho hệ rễ phát triển và hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn, đồng thời giảm chỉ phi cày xới, làm đất.
Do đó, chỉ với vài m2 nuôi giun bằng bèo tây, phân bò... là có thể liên tục cung cấp trứng giun, giun giống cho một diện tích đất rất lớn và thường xuyên.
Sử dụng vi sinh vật có lợi: Sử dụng các loại vi sinh vật có lợi như vi khuẩn, nấm... giúp cải thiện sức khỏe của cây trồng và đất, từ đó giúp tăng cường sức đề kháng của cây trồng và giảm lượng phân bón cần sử dụng.
a. Vi sinh vật
Vi sinh vật đóng vai trò rất quan trọng trong việc phân giải các chất hữu cơ trong môi trưởng trồng trọt, gián tiếp hỗ trợ cây trồng hấp thụ các chất dinh dưỡng từ nguồn hữu cơ, thúc đẩy nhanh quá trình sản xuất.
Phổ biến nhất hiện nay là vi sinh vật thuộc nhóm EM (Effective Micronism) do Teuro Higa (Nhật Bản) phát hiện và công bố, bao gồm các lợi khuẩn an toàn với con người. Dòng vi sinh vật thứ hai là IMO – vi sinh bản địa, hoàn toàn có thể tự sản xuất trong môi trường tự nhiên.
Ngoài ra, rất nhiều lợi khuẩn khác đã rất quen thuộc với người dân Việt Nam với nguồn từ sữa chua, dưa muối, men rượu... đều hữu ích đối với ngành trồng trọt.
Việc nhân bản lợi khuẩn rất dễ dàng và chi phí thấp, thúc đẩy nhanh quá trình sản xuất và tạo ra nguồn phân bón vô hạn cho cây trồng. Đồng thời, do đặc tính cạnh sinh (cạnh tranh sinh tồn với hại khuẩn), lợi khuẩn còn có tác dụng hạn chế, tiêu diệt các loại bệnh cây trồng có nguồn gốc từ hại khuẩn.
Tuy nhiên, các vi sinh vật này sẽ không tồn tại được trong môi trường hóa chất, thuốc diệt cỏ.
b. Nấm
Các loại nấm có lợi trong tự nhiên cũng rất nhiều. Tương tự như vi sinh vật, nấm có khả năng sinh sản nhanh, quy mô lớn trong môi trường thuận lợi về nhiệt độ, ẩm độ. Tác dụng của nấm là phân hủy các chất hữu cơ và cũng diệt các mầm bệnh cho cây trồng theo nguyên lý cạnh tranh sinh tồn với nấm hại.
Có hai loại nấm đã được nghiên cứu và ứng dụng rộng rãi trong nông nghiệp, đó là nấm đối kháng Trichodemar, vừa phần hủy chất hữu cơ, vừa diệt mầm bệnh trong cây trồng. Và nấm ký sinh côn trùng, điển hình là nấm Xanh (thuộc chi metarhizium), có thể xem là một loại thuốc trừ sâu đặc trị với nguyên lý nhiễm bệnh cho các loại côn trùng có lớp vỏ kitin.
Việc nhân bản nấm khá dễ dàng, và khi nằm vững được kỹ thuật, người nông dân có thể nhân ra vô hạn. Sau đó, nấm ở dạng bảo tử được hòa nước và phun lên cây trồng để trừ sâu (với nấm Xanh) hoặc phun tưới, đảo trộn với xác thực vật, chất thải nông nghiệp... làm phân bón.
Sử dụng phân bón xanh: Sử dụng các loại cây thuộc họ Đậu như đậu đỗ, đậu phộng, đậu xanh, lạc, đỗ đen... trồng xen kẽ với cây trồng chính để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cây trồng, giảm lượng phân bón cần sử dụng.
(xem thêm Cây họ đậu)
Chăm sóc đất: Bảo vệ đất, bảo quản độ ẩm, giảm độ phân hủy của đất và cải thiện khả năng giữ chất dinh dưỡng sẽ giúp giảm lượng phân bón cần sử dụng.
Tái sử dụng phân bón: Có thể sử dụng lại phân bón từ cây trồng đã thu hoạch để trồng cây trồng khác.
Tích trữ năng lượng mặt trời: Quy hoạch vườn trồng hợp lý, giúp cây tiếp cận được đủ ánh sáng mặt trời để quang hợp, từ đó giúp cây trồng tăng trưởng và cải thiện chất lượng đất, giảm lượng phân bón cần sử dụng.
Ưu tiên nguồn tài nguyên tại chỗ, giảm chi phí vận chuyển
Một chuyến xe chở phân, cho dù được cho không cũng làm bạn tăng chi phí lên bao gồm cả công xúc, đóng gói vận chuyển. Vậy nên cách tuyệt vời nhất vẫn là tạo nguồn nguyên liệu tại chỗ, hoặc khai thác tại chỗ. Tạo ra các vòng tuần hoàn kín càng nhỏ càng tốt từ cấp độ địa phương, cấp độ trang trại, khu vực trong vườn...
Tạo hiệu quả nhanh, giảm chi phí thông qua bón lá
Trong quá trình trao đổi chất của cây, dinh dưỡng có thể được hấp thu qua lá và có thể tạo ra hiệu quả ngay sau 24 giờ, có thể thấy sự khác biệt. Lưu ý chỉ phân bón hữu cơ mới làm được cách này.
(Tham khảo Bón lá bằng phân bón hữu cơ)
Tài nguyên con người - Con người với tư duy mới
Đó là sự nhận thức của người sản xuất khi tim cách để giảm thiểu mọi chi phí như phân bón, trừ sâu, công làm đất, công chăm sóc cây trồng... Việc thay đổi những thói quen canh tác cố hữu không dễ, đồng thời niềm tin vào các phương pháp mới chưa đủ sẽ là những trở ngại lớn về tư duy và hành động. Tuy nhiên, chỉ cần so sánh về mặt chi phí giữa hai phương pháp trong từng công đoạn, tư duy sản xuất nông nghiệp hữu cơ chi phí thấp sẽ là nguồn tài nguyên quan trọng nhất, bền vững nhất.